Phân khúc bất động sản dự báo sẽ tăng mạnh trong thời gian tới

09:13 10/05/2022

Các thị trường bất động sản ở châu Á – Thái Bình Dương đang trên đà phục hồi, trong đó, bất động sản văn phòng và công nghiệp dự báo sáng sủa. Còn tại Việt Nam, nhiều phân khúc bất động sản sẽ tăng trưởng mạnh trong quý II/2022.

Xu hướng các nước

Tập đoàn hàng đầu về quản lý đầu tư và các dịch vụ chuyên nghiệp – vừa mới công bố Báo cáo Tổng quan Thị trường châu Á - Thái Bình Dương quý I/2022. Báo cáo cho thấy các thị trường bất động sản (BĐS) lớn ở châu Á - Thái Bình Dương đang trên đà hồi phục, chủ yếu nhờ sự tăng trưởng của phân khúc BĐS văn phòng và công nghiệp. Dự báo, giao dịch trong hai phân khúc này sẽ tiếp tục gia tăng trong các quý tới.

mau-van-phong-bds_e23713ba

Tại Australia và New Zealand, nhu cầu BĐS văn phòng tăng ở nhiều thành phố lớn sau khi Úc mở cửa biên giới, cùng với sự trở lại nơi làm việc của người đi làm. Trong năm nay, kì vọng khối lượng giao dịch sẽ còn gia tăng đáng kể tại Sydney và Melbourne, khi các công ty khuyến khích nhân viên trở lại nơi làm việc và các nhà đầu tư tìm cách mở rộng danh mục đầu tư. Nhu cầu đối với BĐS thương mại và công nghiệp chất lượng cao cũng được kì vọng sẽ tăng lên vào cuối năm khi biên giới được mở, thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại.

Đối vớiTrung Quốc, Bắc Kinh ghi nhận tổng giá trị giao dịch BĐS văn phòng đạt 2,94 triệu đô-la Mỹ, chủ yếu từ nguồn khách hàng nước ngoài. Tại Thượng Hải, 60% giao dịch chủ yếu tập trung ở phân khúc văn phòng và văn phòng trong cụm Business Park với tổng giá trị 939 triệu đô-la Mỹ. Giá trị giao dịch tại Thâm Quyến đạt 123 triệu đô-la Mỹ, còn tại Quảng Châu là 47 triệu đô-la Mỹ. Colliers ước tính nhu cầu văn phòng sẽ tiếp tục tăng mạnh tại các khu thương mại trung tâm (CBD) và các Business Park ở nhiều thành phố lớn, gồm cả Thành Đô và Tây An.

Còn Hồng Kông thì hoạt động đầu tư giảm 46% so với quý trước và sụt 6% so với cùng kỳ năm ngoái, ở mức 1,4 tỷ đô-la Mỹ trong quý 1/2022, do tâm lý nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi số ca nhiễm Omicron gia tăng, căng thẳng địa chính trị toàn cầu và biến động thị trường chứng khoán. Đồng thời, các nhà đầu tư chuyển sang phân khúc khách sạn do tiềm năng doanh thu ổn định từ việc sử dụng làm nơi lưu trú chung hoặc cách ly. Khi các hạn chế được nới lỏng và các xu hướng vĩ mô được cải thiện, Colliers hy vọng lượng giao dịch sẽ hồi phục trong nửa sau của năm nay. Khách sạn sẽ tiếp tục thu hút các nhà đầu tư tổ chức. BĐS công nghiệp, bao gồm trung tâm dữ liệu và kho lạnh sẽ tái lập sức hút trong khi các nhà đầu tư địa phương có thể sẽ tiếp tục tập trung vào bất động sản bán lẻ.

Tại Singapore, khi biên giới mở trở lại, hoạt động mua bán-sáp nhập doanh nghiệp và các hoạt động xuyên biên giới sẽ thúc đẩy tăng trưởng vốn, nhu cầu BĐS bán lẻ và khách sạn sẽ gia tăng. Tuy nhiên, giá cả và lượng giao dịch sẽ bị giới hạn bởi lãi suất tăng và căng thẳng địa chính trị.

Hàn Quốc thì khối lượng giao dịch trên thị trường văn phòng Seoul đạt mức 3,6 tỷ đô-la, nhờ các giao dịch BĐS lớn và cao cấp. Giá văn phòng tiếp tục có xu hướng tăng, chủ yếu ở khu vực Gangnam nơi có nhiều công ty công nghệ.

Thị trường BĐS Nhật Bản ghi nhận nhiều khoản đầu tư vào phân khúc văn phòng, nhà ở và hậu cần, lực đẩy chủ yếu đến từ các quỹ tín thác Nhật Bản (J-REITs). Các khoản đầu tư cũng rót vào lĩnh vực khách sạn và bán lẻ, vốn đã sẵn sàng cho sự phục hồi bền vững cùng với sự cải thiện tổng thể về triển vọng kinh tế khi quốc gia này tìm cách loại bỏ những lo ngại về COVID-19.

Nhiều phân khúc BĐS tại Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh trong quý II/2022

Tại  Việt Nam, ông David Jackson, Tổng Giám Đốc, Colliers tại Việt Nam cho biết, số liệu từ Báo cáo Tổng quan Thị trường châu Á - Thái Bình Dương quý 1/2022 cho thấy các thị trường lớn trong khu vực đang trên đà hồi phục. Việt Nam là một ngôi sao sáng với phân khúc BĐS công nghiệp đang phát triển mạnh cùng với xu hướng đa dạng hóa sản xuất và chuỗi cung ứng trong khu vực. Chính phủ có nhiều chính sách và chương trình khuyến khích nhằm kích thích tăng trưởng, các dự án đình trệ đang tái khởi động và có nhiều cơ hội đầu tư ở mọi phân khúc thị trường.

Theo đại diện Hiệp hội BĐS Việt Nam, thị trường BĐS trong năm 2022 vẫn có xung lực và có những dấu hiệu hồi phục tốt sau đại dịch COVID-19. Đặc biệt là nhu cầu đầu tư, phát triển cùng với một loạt chính sách vừa được Chính phủ ban hành, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy phạm của pháp luật trong hoạt động kinh doanh phát triển BĐS.

"Chính sách bơm ra thị trường gói kích thích để đẩy mạnh hoạt động phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông kỹ thuật, kết nối vùng là những động lực có tác dụng rất mạnh cho thị trường BĐS phát triển", ông Nguyễn Văn Đính khẳng định.

Từ các yếu tố này, đại diện Hiệp hội BĐS Việt Nam nhận định trong năm 2022, thị trường BĐS sẽ có phát triển tốt hơn. Theo ông Đính, năm 2022, các phân khúc như BĐS công nghiệp, BĐS du lịch nghỉ dưỡng là các phân khúc đang hút hoạt động đầu tư sẽ tiếp tục có tăng trưởng tốt và có dự báo phát triển tích cực hơn.

Đại diện Hiệp hội BĐS Việt Nam cũng khuyến cáo các nhà đầu tư khi tham gia hoạt động của thị trường phải lấy quy định của pháp luật là kim chỉ nam hành động để tránh vi phạm tiếp tay, tạo ra sự hỗn loạn của thị trường.

Theo một khảo sát mới nhất của Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), năm 2022, thị trường BĐS sẽ có xu hướng tăng trưởng ở hầu hết các phân khúc; trong đó, phân khúc bất động sản công nghiệp, đất nền, nhà ở có nhiều khả năng tăng trưởng mạnh nhất. Bên cạnh đó là sự phục hồi của nhóm BĐS nghỉ dưỡng và thương mại.

Đi vào cụ thể, báo cáo của Vietnam Report ghi nhận rằng, đang có sự hồi phục và tăng trưởng ở phân khúc BĐS nhà ở. Cùng với đó, thị trường BĐS ản công nghiệp Việt Nam cũng có nhiều yếu tố thuận lợi từ vị trí địa lý, quỹ đất cho tới dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang chảy mạnh vào Việt Nam nhờ vào sự tác động tích cực của các Hiệp định thương mại tự do mới được ký kết, môi trường kinh tế-chính trị ổn định và lợi thế cạnh tranh khi giá đất khu công nghiệp ở Việt Nam vẫn ở mức thấp so với các nước trong khu vực.

"Những yếu tố này tạo lực đẩy phát triển và sức hấp dẫn đầu tư với phân khúc bất động sản công nghiệp. Tính riêng trong hai tháng đầu năm 2022, thị trường bất động sản ở phân khúc này đã trở nên nhộn nhịp với những dự án đầu tư mới và mở rộng có giá trị hàng nghìn tỷ đồng," báo cáo Vietnam Report chỉ rõ.

Riêng đối với phân khúc thương mại văn phòng và bán lẻ, sau khi chịu những tác động nặng nề của đại dịch COVID-19 trong suốt hai năm qua, bước sang năm 2022, phân khúc này bắt đầu có nhiều triển vọng tích cực, nhất là trong bối cảnh mở cửa "sống chung với dịch bệnh.

Vui lòng xem tiếp sau quảng cáo...
Tin cùng chuyên mục
Tin mới