Từ cuối tháng 7/2021 đến nay, mặt bằng lãi suất tiết kiệm không có nhiều biến động. Một số ngân hàng tiến hành điều chỉnh lãi suất huy động nhưng chỉ ở mức tăng, giảm nhẹ. Việc điều chỉnh lãi suất tăng, giảm đan xen tùy thuộc vào nhu cầu huy động vốn của mỗi ngân hàng trong từng giai đoạn.
Dưới đây là bảng danh sách mức lãi suất của các nhà băng được niêm yết chính thức với số tiền gửi dưới 1 tỷ đồng, không tính thỏa thuận thực tế của ngân hàng với từng khách (khách quen, VIP, gửi với số tiền lớn).
Với lãi suất gửi tiết kiệm tại quầy
Khách hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn từ 1 - 3 tháng, ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí toàn cầu (GP Bank) có mức lãi suất cao nhất là 4%. Trong khi đó, các ngân hàng còn lại có mức lãi suất dao động từ 3 - 3,5%.
Gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 - 9 tháng, mức lãi suất dao động trong khoảng 4% - 6,2%.
Những ngân hàng niêm yết lãi suất cao gồm Bắc Á bank, SCB cùng 6,2%, NamABank với 6%/năm, TP Bank, Bảo Việt bank cùng 5,8%... Trong khi đó, nhóm các ngân hàng quốc doanh Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank đều giữ ở 4%.
Ở kỳ hạn 12 tháng, ngân hàng có lãi suất cao nhất trong gửi tiết kiệm là Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) với mức lãi suất 6,8%.
Với gửi tiết kiệm trực tuyến (online)
Thông thường, lãi suất gửi online được niêm yết cao hơn từ 0,1% đến 0,2%, có nhà băng trả cao hơn 0,5% so với khi khách hàng gửi tại quầy.
Trong kỳ hạn 1 - 3 tháng, khi gửi tiết kiệm trực tuyến có khá nhiều ngân hàng có mức lãi suất hấp dẫn lên đến 4% bao gồm SCB, PG Bank, GP bank. Với kỳ hạn 6 - 9 tháng, hầu hết các ngân hàng đều dao động mức lãi suất từ 4-6%.
Bảng tổng hợp kỳ hạn gửi tiết kiệm gửi trực tuyến của các ngân hàng.
Các khoản tiền gửi thông thường không có điều kiện, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng phổ biến là 5,2 - 6,8%/năm. Cá biệt tại Techcombank, lãi suất tiền gửi cuối kỳ cao nhất cho khách hàng ưu tiên ở mức 5,2%, thấp nhất trong số các ngân hàng tư nhân Việt Nam.
Nhóm ngân hàng thương mại quốc doanh Vietcombank có lãi suất 12 tháng thấp nhất, 5,5%/năm, các ngân hàng còn lại đều để lại suất 5,6%/năm. Đáng chú ý, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) niêm yết mức giá trội hẳn là 6,8%/năm, cao nhất trong nhóm nhà băng.
Nhìn chung, mặt bằng lãi suất của các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân cao hơn các ngân hàng có vốn nhà nước từ 1% đến 2%.